Lớp học tình thương của đôi vợ chồng già
12 danh hiệu cá nhân chung cuộc ở VBA 2023 như sau:Một ngành dạy 'học ăn, học nói, học gói, học mở'
Hồ sơ thẩm định đề nghị xây dựng dự án luật Thuế thu nhập cá nhân (thay thế) vừa được công bố. Trong đó, Bộ Tài chính (cơ quan chủ trì soạn thảo) đề xuất nghiên cứu điều chỉnh tăng mức giảm trừ gia cảnh cho cá nhân người nộp thuế và người phụ thuộc cho phù hợp với diễn biến chỉ số giá tiêu dùng (CPI) và các chỉ số kinh tế vĩ mô những năm gần đây, góp phần giảm gánh nặng thuế cho người nộp thuế.Ngoài ra, cân nhắc nghiên cứu phương án giao Chính phủ quy định mức giảm trừ gia cảnh để đảm bảo linh hoạt, chủ động điều chỉnh cho phù hợp với thực tiễn và yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong từng thời kỳ.Chuyên gia kinh tế Đinh Trọng Thịnh đánh giá, quy định về giảm trừ gia cảnh hiện nay quá lạc hậu, cần điều chỉnh càng sớm càng tốt. Phải thay đổi tư duy làm thuế, làm sao để người dân có mức sống cao hơn mức sống trung bình của xã hội mới phải đóng thuế."Trước đây, quy định về điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh chủ yếu căn cứ biến động của CPI, trong xây dựng dự án luật lần này, Bộ Tài chính bổ sung thêm yếu tố các chỉ số kinh tế vĩ mô. Phải làm rõ các chỉ số kinh tế đó là gì, cần dựa vào mức sống bình quân của người dân ở các thành phố lớn để tính toán cho phù hợp", ông Thịnh nói.Ông Nguyễn Văn Được, Tổng giám đốc Công ty kế toán và tư vấn thuế Trọng Tín, cho rằng mức giảm trừ gia cảnh vẫn nên tính toán dựa trên CPI là chính, cộng thêm một số chỉ tiêu kinh tế - xã hội vĩ mô khác, mấu chốt là phản ánh đúng bản chất đời sống cũng như thu nhập của người nộp thuế.Phải tính toán lại theo CPI hiện nay, cộng với chỉ tiêu kinh tế - xã hội khác để cho ra mức giảm trừ gia cảnh phù hợp, có thể là khoảng 15 - 18 triệu đồng/tháng.Nhấn mạnh điều chỉnh tăng mức giảm trừ gia cảnh là tất yếu, chuyên gia thuế TS Nguyễn Ngọc Tú, giảng viên Trường ĐH Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội, phân tích nếu nghiên cứu tăng mức giảm trừ gia cảnh phù hợp với CPI và các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô khác, Bộ Tài chính phải tính toán thật kỹ lưỡng.Trong "rổ" CPI có nhiều mặt hàng, cần tính toán căn cứ dựa trên sự biến động giá của những mặt hàng thiết yếu chứ không phải CPI nói chung, đặc biệt là những mặt hàng như lương thực, thực phẩm, điện, nước, xăng dầu, nhà ở, giáo dục, y tế… Mức giảm trừ gia cảnh phù hợp hiện nay, theo ông Tú là 18 - 20 triệu đồng/tháng.Một số chuyên gia kinh tế, luật sư khi trao đổi với PV Thanh Niên cho rằng, thay vì căn cứ chủ yếu vào biến động của CPI, nên lựa chọn cách tính toán, điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh căn cứ vào biến động của lương tối thiểu vùng.Ông Tú bày tỏ: "Khi đã tính toán ra mức giảm trừ gia cảnh phù hợp, có thể quy ra mức lương tối thiểu vùng. Ví dụ, lương tối thiểu vùng nói chung hiện gần 5 triệu đồng, như vậy mức giảm trừ gia cảnh sẽ bằng khoảng 4 lần lương tối thiểu vùng. Sau đó, mức giảm trừ gia cảnh được điều chỉnh theo kiểu nước lên thuyền lên. Bộ Tài chính chỉ thông báo mức giảm trừ gia cảnh sau điều chỉnh".Trong trường hợp giao Chính phủ quyết định việc điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh, ông Tú cho rằng nên xem xét điều chỉnh hằng năm, căn cứ chủ yếu vào chỉ số giá của các mặt hàng thiết yếu.Đánh giá việc điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh theo lương tối thiểu vùng không phù hợp, ông Được nhấn mạnh: "Luật phải có tính chất chung, ổn định, mang tính dự liệu ít nhất 3 - 5 năm. Nếu năm nào cũng thả nổi, chính sách sẽ rất rối rắm; khai thuế, tính thuế hàng năm đơn giản nhưng đối chiếu, hậu kiểm rất phức tạp". Đồng tình cao với đề xuất nghiên cứu giao Chính phủ quy định mức giảm trừ gia cảnh, theo ông Được, sau khi tính toán đưa ra mức giảm trừ gia cảnh mới phù hợp, có thể quy định khi CPI biến động đủ ngưỡng nhất định nào đó, ví dụ như biến động khoảng 5% thì Chính phủ có quyền điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh tương ứng. Tất nhiên, sự điều chỉnh này phải có độ trễ nhưng độ trễ ngắn hơn, đảm bảo hài hòa lợi ích của Nhà nước và nhân dân.Cho rằng mức giảm trừ gia cảnh nên được nâng lên khoảng 16 - 18 triệu đồng/tháng, ông Thịnh lại bày tỏ: "Căn cứ các yếu tố tác động, Chính phủ điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh 1 - 2 năm 1 lần là hợp lý".Tại bản tổng hợp, giải trình, tiếp thu góp ý về xây dựng dự án luật Thuế thu nhập cá nhân (thay thế), nhiều bộ, ngành, địa phương cùng kiến nghị nâng mức giảm trừ gia cảnh.Bộ Quốc phòng đề xuất tăng mức giảm trừ gia cảnh cho người nộp thuế lên 17,3 triệu đồng/tháng và cho người phụ thuộc lên 6,9 triệu đồng/tháng.UBND tỉnh Hà Tĩnh đề nghị nâng mức giảm trừ gia cảnh đối với người nộp thuế lên 18 triệu đồng/tháng, người phụ thuộc 8 triệu đồng/tháng.UBND tỉnh Bắc Giang đề nghị nâng mức giảm trừ gia cảnh hiện hành theo hướng phù hợp với điều kiện sinh hoạt thực tiễn từng vùng, miền vì lương tối thiểu được chia theo 4 vùng...
Giải bóng rổ VBA 2023: CLB Danang Dragons gây khó cho Saigon Heat
Liên đoàn, bộ môn đua thuyền Việt Nam và TP.HCM kêu gọi sự chung tay hỗ trợ của cộng đồng trước hoàn cảnh ngặt nghèo của HLV Võ Văn Tìm, người có nhiều đóng góp cho đua thuyền Việt Nam.Hôm nay (12.3), ông Hoàng Đức Tân, Giám đốc Trung tâm Thể thao dưới nước TP.HCM nói với Thanh Niên: "Võ Văn Tìm nguyên là HLV đội tuyển đua thuyền Việt Nam và là HLV của đội tuyển đua thuyền TP.HCM trong nhiều năm qua. Hồi tháng 12 năm ngoái, Tìm có một số dấu hiệu bất thường trên cơ thể nên đã đến bệnh viện kiểm tra. Điều không may xảy đến khi kết luận đưa ra là anh bị u gan và được chỉ định mổ gấp, nếu không sẽ nguy hiểm đến tính mạng. Sau đó anh mổ cắt bỏ 1/2 lá gan, sức khỏe suy yếu. Sau phẫu thuật, bác sĩ cho biết phần gan còn lại cũng trong tình trạng báo động, phác đồ điều trị về lâu dài sẽ rất vất vả và khó khăn".Ông Hoàng Đức Tân cho biết thêm hoàn cảnh gia đình của HLV Võ Văn Tìm rất khó khăn khi con nhỏ mới 11 tháng tuổi, công việc của vợ thu nhập không ổn định. Gia đình nhỏ của anh cũng phải ở ké tại ký túc xá CLB Thể dục thể thao Thanh Đa mà Tìm là trụ cột. Thời gian qua, các đồng nghiệp trong đơn vị đã cùng nhau đóng góp để san sẻ chi phí điều trị cho Tìm. Tuy nhiên khó khăn vẫn chồng chất nên phía gia đình xin phép được xuất viện về nhà, nếu điều kiện cho phép mới có thể chữa trị. Vì thế rất mong nhận được sự chia sẻ, thăm hỏi động viên từ các anh, chị, cô, chú, các nhà hảo tâm, để gia đình em Tìm vượt qua được giai đoạn khó khăn này. Trong khi đó chị Nguyễn Thị Hường, vợ của HLV Võ Văn Tìm thổ lộ: "Gia đình nội ngoại chúng tôi chúng tôi đều khó khăn nên 2 vợ chồng phải tự lo mọi thứ. Mẹ tôi cũng đang bị ung thư tuyến giáp nên cháu nhỏ nhờ bà nội trông giúp. Bác sỹ nói chi phí chữa trị cũng từ vài trăm hoặc trong tình huống xấu phải ghép gan thì chi phí cả tiền tỉ nên gia đình chẳng biết xoay xở thế nào. Tôi chỉ biết động viên anh cố gắng từng ngày". Bà Dương Hồng Hạnh - Chánh văn phòng Liên đoàn Đua thuyền Việt Nam kiêm phụ trách bộ môn đua thuyền Cục TDTT cũng có thư ngỏ đến các anh chị em HLV, VĐV môn đua thuyền và các bạn bè gần xa về hoàn cảnh của HLV Võ Văn Tìm với hi vọng: "tiếp thêm động lực, sức mạnh để Tìm sớm bình phục trở lại làm một người con hiếu thảo, người chồng mẫu mực, người cha kính yêu và đặc biệt là một HLV đua thuyền giỏi, đầy nhiệt huyết với nghề".HLV Võ Văn Tìm quê ở Phú Yên, người có công đầu trong đào tạo, huấn luyện giúp đội tuyển đua thuyền truyền thống TP.HCM nhất toàn đoàn từ năm 2019 đến năm 2024 trước khi anh lâm bệnh. Học trò nổi bật nhất của HLV Võ Văn Tìm chính là Hoàng Văn Vương, nhà vô địch SEA Games 32 năm 2023 tại Campuchia. Hồi tháng 6.2024, HLV Võ Văn Tìm còn dẫn dắt đội tuyển đua thuyền TP.HCM đoạt HCV ở giải đua thuyền truyền thống tại Nga. Thông tin hỗ trợ HLV Võ Văn Tìm xin gửi về:- Họ và tên: Phan Thị Thiện (HLV đội tuyển đua thuyền TPHCM)- STK: 0531002572203 (Vietcombank)
Đấy là Phạm Tuấn Hải, tiền đạo số 10 nhưng ngồi dự bị cả giải trước khi bất ngờ được đá chính ngay trận chung kết lượt về. Đấy là Hai Long, người chỉ ghi 2 bàn trong toàn bộ chiến dịch. Bàn đầu tiên mở tài khoản của tuyển Việt Nam tại ASEAN Cup 2024, bàn cuối cùng làm im lặng toàn bộ Rajamangala. Tất cả đều là người của CLB Hà Nội, đội bóng của bầu Hiển - Chủ tịch HĐQT SHB.Viễn cảnh Tuấn Hải và Hai Long ghi bàn có lẽ không nằm trong trí tưởng tượng của những CĐV lạc quan nhất từ trước khi trận chung kết lượt về bắt đầu. Cả hai đã dự bị nhiều hơn ra sân, chỉ là phương án B thậm chí C của HLV Kim Sang-sik. Ngay cả khi bộ đôi này xuất hiện, CĐV lẫn giới quan sát cũng kỳ vọng nhiều hơn vào những cái tên nổi bật như Xuân Son, Hoàng Đức, Quang Hải hay cả Doãn Ngọc Tân.Song sự thầm lặng về nhân dạng không tỷ lệ thuận với tiếng vang cả hai tạo ra tại Rajamangala tối 5.1. Tuấn Hải chỉ mất 8 phút để mở điểm cho tuyển Việt Nam bằng tình huống thoát xuống trước khi dứt điểm cực khéo để mở tỷ số. Ở bàn thắng gỡ hòa 2-2, chính tiền đạo từ đội bóng bầu Hiển là người tung cú đá đập chân Pansa Hemviboon của tuyển Thái Lan.Bàn thắng của Hai Long thì đơn giản dập tắt toàn bộ hy vọng của người Thái, và đưa tuyển Việt Nam tới với chiến tích tuyệt diệu nhất trong lịch sử tham dự giải vô địch Đông Nam Á khi vô địch ngay trên đất Thái Lan.Hai Long có thể vẫn được coi là cầu thủ trẻ tại tuyển Việt Nam lúc này. Nhưng trường hợp của Tuấn Hải xứng đáng để đem ra suy ngẫm. Gần một năm trước, Tuấn Hải được giành Quả bóng Bạc Việt Nam. Phong độ cao trong màu áo CLB Hà Nội lẫn tuyển quốc gia giúp Hải vươn mình. Tiền đạo của Hà Nội từng sút tung lưới Nhật Bản lẫn Iraq trong năm 2024, nhưng sau cùng đã bắt đầu giải đấu cấp độ khu vực với vị trí trên ghế dự bị. Phương án ưu tiên của HLV Kim cho vai trò này là Bùi Vĩ Hào, một cầu thủ trẻ hơn Tuấn Hải 5 tuổi.Bóng đá thế giới từng chứng kiến không ít ngôi sao rơi vào hoàn cảnh tương tự Tuấn Hải. Nhiều cái tên lừng lẫy trong số này từng tạo rắc rối (Cristiano Ronaldo tại EURO 2021, Ruud van Nistelrooy tại World Cup 2006 chẳng hạn), nhưng Tuấn Hải vẫn bình tĩnh chờ đợi và chắt chiu từng cơ hội. Trước trận chung kết, Tuấn Hải mới chỉ đá vỏn vẹn 38 phút tại ASEAN Cup 2024. Nhưng khi được tin tưởng, tiền đạo chơi cho đội bóng của bầu Hiển đã không phụ lòng tin của HLV Kim và người hâm mộ.Nếu có gì để nói về chiến thắng của tuyển Việt Nam tại ASEAN Cup 2024, đó phải là việc đội tuyển gần như không phân biệt ranh giới giữa cầu thủ chính và dự bị. Tất cả đều đóng những vai trò riêng, biết cách tỏa sáng khi được trao cơ hội. Tuyển Việt Nam quả thực đã thắng cùng nhau, theo mọi nghĩa.Tuấn Hải và Hai Long là những trường hợp kép phụ tỏa sáng theo cách ít ai ngờ. Thủ quân Đỗ Duy Mạnh bắt đầu hai lượt trận chung kết đều trong vai trò cầu thủ dự bị. Nhưng bất cứ khi nào được tung vào sân, Duy Mạnh đều lập tức thể hiện được tầm ảnh hưởng khi giúp tuyển Việt Nam vượt qua rào cản tâm lý từ pha chơi thiếu fair-play của Thái Lan. Trong những phút cuối cùng tại Rajamangala, chính Duy Mạnh là người liên tục không chiến thành công nhằm giải nguy cho khung thành của Đình Triệu.Quang Hải cũng là một trường hợp tương tự khi không được đá chính, nhưng luôn cho thấy tầm ảnh hưởng tuyệt vời khi được tin tưởng. Chính Hải là người chuyền đường bóng quyết định cho Tuấn Hải tạo ra bàn gỡ 2-2.Tuấn Hải, Hai Long, Duy Mạnh hay Quang Hải đều đã và đang là người của CLB Hà Nội. Thành Chung, Xuân Mạnh, Văn Vĩ là những cái tên khác đã và đang khoác áo CLB của bầu Hiển thể hiện được vai trò tại ASEAN Cup 2024. Sức ảnh hưởng cùng nhóm này giúp tuyển Việt Nam luôn có được điểm tựa, không chỉ về chuyên môn mà còn cả tinh thần trong những thời điểm bị dồn ép. CLB của Chủ tịch SHB Đỗ Quang Hiển có 5 cầu thủ tham gia vào đội tuyển quốc gia trong chiến dịch ASEAN Cup 2024, không CLB nào đóng góp nhiều quân số hơn thế. Khi tiếng còi mãn cuộc vang lên, Thành Chung, Duy Mạnh, Hai Long, Tuấn Hải... lao về phía khán đài nơi bầu Hiển đang đứng. Họ chia sẻ niềm vui chiến thắng cùng bầu Hiển SHB - người đã sát cánh bên họ từ những ngày đầu đến khi tỏa sáng như những chiến binh sao Vàng. Họ nhớ nơi đã hun đúc nên ý chí và khát vọng chiến thắng. Hình ảnh tại sân Rajamangala hôm nay gợi nhắc ký ức tại Mỹ Đình năm 2018, khi bầu Hiển cũng nghẹn ngào trong niềm vui lớn khi đội tuyển vô địch AFF Cup. Đó là những khoảnh khắc lịch sử hiếm có, chất chứa niềm tự hào và xúc động, chạm đến trái tim hàng triệu người yêu bóng đá.Sự gắn bó cùng nhau trong màu áo CLB có lẽ là một phần trong thành công tuyệt vời này của nhóm cầu thủ Hà Nội tại đội tuyển. Tại V.League 2024, Hà Nội là CLB hiếm hoi có lối chơi rõ ràng với sự tham gia của gần như toàn bộ các cầu thủ, ít khi phân biệt đá chính và dự bị. Tất cả cùng nhau chiến đấu, nỗ lực để có được thành quả. Thứ tinh thần khiêm nhường nhưng luôn sẵn sàng chiến đấu đến cùng này sau cùng đã giúp tất cả vươn mình vào thời điểm ít ai dám ngờ nhất.Bóng đá là môn thể thao làm nền cho vô số cá nhân vĩ đại. Nhưng để chạm tới vinh quang tột cùng, công sức của tập thể luôn phải đặt lên hàng đầu. Tuyển Việt Nam, với điểm tựa là nhóm cầu thủ từ đội bóng của bầu Hiển, đã vô địch ASEAN Cup 2024 như thế.
LeBron James trở lại với vị trí sở trường giúp Los Angeles Lakers thành công
Theo hồ sơ vụ án, từ tháng 12.2011, bị cáo Trương Mỹ Lan (68 tuổi, là cựu Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Vạn Thịnh Phát) nhờ người đứng tên để sở hữu phần lớn cổ phần của 3 ngân hàng TMCP là Sài Gòn, Việt Nam Tín Nghĩa và Đệ Nhất. Khi 3 ngân hàng này lâm vào tình trạng yếu kém phải hợp nhất thành Ngân hàng TMCP Sài Gòn (tức SCB), bị cáo Lan tiếp tục nhờ người đứng tên sở hữu phần lớn cổ phần và nắm quyền chi phối.Sau khi thâu tóm SCB phục vụ cho hoạt động của Vạn Thịnh Phát, bị cáo Trương Mỹ Lan đã chỉ đạo lãnh đạo ngân hàng phối hợp cùng cán bộ chủ chốt ở tập đoàn rút tiền của dưới hình thức giải ngân cho các hồ sơ vay được lập khống để đầu tư nhiều dự án bất động sản.Mặc dù không giữ chức vụ tại SCB nhưng bằng việc sở hữu hơn 91% cổ phần của SCB, bị cáo Trương Mỹ Lan là người chi phối mọi hoạt động tại ngân hàng.Ngoài ra, để che giấu thực trạng yếu kém, giúp SCB thoát khỏi diện kiểm soát đặc biệt, bà Lan đã chỉ đạo thuộc cấp "đưa hối lộ" cho đoàn cán bộ thanh tra. Trong đó, bị cáo Võ Tấn Hoàng Văn (là cựu Tổng giám đốc SCB) đã 4 lần đưa cho bị cáo Đỗ Thị Nhàn (là cựu cục trưởng Thanh tra, giám sát II, thuộc Ngân hàng Nhà nước) số tiền 5,2 triệu USD; đưa tiền và quà cho các thành viên đoàn thanh tra để bưng bít sai phạm, tạo điều kiện cho SCB được tiếp tục tái cơ cấu.Hội đồng xét xử đánh giá, hành vi của bị cáo Trương Mỹ Lan là đặc biệt nghiêm trọng; là người chủ mưu, cầm đầu, cùng lúc phạm 3 tội "tham ô tài sản", "vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng", "đưa hối lộ". Hành vi của các bị cáo tác động xấu đến hoạt động ngân hàng, mất an ninh trật tự, hoang mang dư luận và mất niềm tin của nhân dân. Đến giai đoạn 2 của vụ án, bị cáo Trương Mỹ Lan và 33 đồng phạm bị xét xử về 3 tội danh “lừa đảo chiếm đoạt tài sản", “rửa tiền" và “vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới".HĐXX nhận định, bị cáo Trương Mỹ Lan và các đồng phạm là lãnh đạo SCB có hàng loạt hành vi gian dối, thống nhất với nhau từ việc phát hành trái phiếu đến dụ dỗ người gửi tiền mua trái phiếu; các bị cáo đã dùng nhiều thủ đoạn gian dối, thể hiện ý thức chiếm đoạt tài sản của các trái chủ. Về hành vi “rửa tiền”, từ ngày 1.1.2018 - 7.10.2022, bị cáo Trương Mỹ Lan và đồng phạm đã chiếm đoạt hơn 445.000 tỉ đồng; trong đó 415.000 tỉ đồng có được từ hành vi phạm tội “tham ô tài sản” của SCB và hơn 30.081 tỉ đồng có được từ việc lừa đảo chiếm đoạt tài sản của trái chủ. Ngoài ra, bị cáo Trương Mỹ Lan và đồng phạm thông qua các hợp đồng "khống" mua bán cổ phần, vốn góp, tư vấn, giữa các công ty tại Việt Nam và công ty, tổ chức ở nước ngoài; sau đó thông qua hệ thống SCB, tiền vay được chuyển từ nước ngoài về Việt Nam và tiền trả nợ được chuyển từ Việt Nam ra nước ngoài. Tổng số tiền bị cáo Trương Mỹ Lan và đồng phạm vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới là 4,5 tỉ USD, tương đương 106.730 tỉ đồng. Từ đó, hội đồng xét xử tuyên phạt bị cáo Trương Mỹ Lan mức án chung thân về tội “lừa đảo chiếm đoạt tài sản", 12 năm tù về tội “vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới", 8 năm tù về tội “rửa tiền". Tổng hợp hình phạt chung là chung thân.Các bị cáo khác trong vụ án lãnh án từ 2 năm tù đến 23 năm tù.Sau đó, Trương Mỹ Lan đã nộp đơn kháng cáo toàn bộ bản án liên quan trực tiếp đến bị cáo.